Kỹ thuật sơn tường nhà bị nấm mốc đúng cách sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro không cần thiết. Nhất là trong điều kiện khí hậu của nước ta nóng ẩm mưa nhiều rât dễ gây nên hiện tượng thấm dột nấm mốc như hiện nay. Bởi Việt Nam là một nước chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Chính vì thế mà nền độ ẩm thường cao hơn mức trung bình, nhất là vào mùa mưa. Đây cũng là điều kiện khiến nấm mốc phát sinh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đồ dùng, tường nhà,…
Để ngăn ngừa tình trạng nấm mốc cho những bức tường, người ta thường sử dụng dòng sơn chống mốc. Tuy vậy, hiệu quả đem lại còn phụ thuộc vào các yếu tố như chất lượng sơn, quy trình thi công, thời điểm thi công,… Trong bài viết này, Thợ Sơn Hà Nội sẽ chia sẻ kỹ hơn về Kỹ thuật sơn tường nhà bị nấm mốc. Và lưu ý để sử dụng sơn chống mốc hiệu quả. Cùng theo dõi nhé.
Tham khảo ngay: Muối hóa chân tường. Nguyên nhân và cách khắc phục
Nguyên nhân khiến cho tường nhà bị nấm mốc
Có rất nhiều nguyên nhân gây thấm mốc cho tường nhà. Để có thể tiến hành cách xử lý tường bị thấm mốc được một cách nhanh chóng nhất có thể. Thì chúng ta phải nắm được đâu là những nguyên nhân mà đã khiến cho tường bị thấm mốc.
- Tường nhà nằm trong vùng khí hậu ẩm ướt quanh năm.
- Hệ thống đường ống nước trong nhà bị rò rỉ
- Quá trình tiến hành thi công, xây dựng nhà ẩu, trộn vữa hồ sai tỉ lệ.
- Sử dụng vật liệu xây dựng kém chất lượng.
- Nhà cũ đã sử dụng lâu năm nên khả năng chống thấm đã xuống cấp.
- Không sơn chống thấm cho căn nhà.
- Hộp kỹ thuật, đường ống nước thì nứt vỡ, rò rỉ.
Tác hại khi tường nhà bị mốc
Bạn hãy thử nhìn các góc tường nhà bạn xem có các dấu vết giống tấm hình trên đây không nhé!
Đó chính là các vết nấm mốc. Trong các ngôi nhà ẩm thấp, nấm mốc mọc lên là chuyện dễ hiểu. Tuy nhiên, nhiều người chẳng để ý đến chúng. Vì cho rằng nấm mốc chỉ nguy hiểm khi ăn vào bụng.
Tuy nhiên mới đây, các chuyên gia từ Pháp đã tìm ra rằng: Những vết nấm mốc bám trên tường kia hoàn toàn có thể lan tỏa ra không khí. Gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Nấm mốc là nguyên nhân gây hen suyễn ở những người có hệ miễn dịch yếu di truyền. Các biểu hiện của dị ứng nấm mốc gồm: Sổ mũi, ngứa mũi, ngứa họng, hắt hơi, chảy nước mắt.
Đó là về sức khỏe, còn đối với ngôi nhà thì sao?
- Nấm mốc khiến cho tường nhà bị mục ẩm, nếu để lâu ngôi nhà sẽ dễ bị bong tróc vữa hồ, gạch xây…
- Gây mất thẩm mỹ khi nhìn vào những chỗ có tường nhà, trần nhà bị ẩm mốc, đen ố vàng…
- Ẩm mốc bong tróc làm dơ bẩn đồ đạc trong nhà…
- Tốn kinh phí để sửa chữa chống thấm mốc, sơn lại nhà… Nếu càng để càng nặng hơn!
Kỹ thuật sơn tường nhà bị nấm mốc đúng cách
Có thể nói nấm mốc xuất hiện sẽ khiến cho tường nhà của bạn xuống cấp nhanh chóng. Từ những nguyên nhân gây ra tình trạng nấm mốc trên thì. Thợ Sơn Hà Nội xin đưa ra một số phương án để giảm thiểu được tình trạng này như sau:
Mặt tường phải thông thoáng trước khi sơn
Giai đoạn chuẩn bị bề mặt chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong kỹ thuật sơn tường nhà bị nấm mốc. Một bề mặt đạt yêu cầu là:
- Trước tiên, tường nhà phải được chuẩn bị sạch sẽ, không lẫn tạp chất, hóa chất, bụi bẩn.
- Độ ẩm tường phải đạt dưới 16% khi đo bằng máy đo độ ẩm chuyên dụng. Hoặc khoảng 21-28 ngày trong điều kiện thời tiết khô ráo sau khi tô hồ.
Để đảm bảo được chất lượng cho công trình. Trước khi sơn phủ thì ta cần phải đảm bảo bề mặt tường thật khô. Bởi nếu như bạn tiến hành sơn phủ khi tường chưa đạt được độ khô tiêu chuẩn. Thì nó vô tình trở thành điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn nấm mốc gây hại phát triển trên tường nhà của bạn. Gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và khiến cho công trình nhanh chóng xuống cấp.
Sử dụng sơn lót trước khi sơn hoàn thiện
Nhiều gia chủ vì muốn tiết kiệm một chút chi phí mà thường bỏ qua giai đoạn thi công sơn lót. Tuy nhiên suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm. Bởi vì sơn lót đóng vai trò như một lớp mảng bảo vệ cho tường nhà trở nên chắc chắn hơn. Nó giúp tăng cường hiệu quả chống thấm cũng như ngăn ngừa được các hiện tượng nấm mốc.
>>> Tham khảo thêm sơn lót là gì? để hiểu thêm về vai trò của sơn lót.
Sử dụng sơn có độ phủ cao, sơn có khả năng chống nấm mốc
Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên sử dụng sơn có độ phủ cao, thì khi đó diện tích bề mặt sẽ được bảo vệ tốt. Từ đó tránh được các hiện tượng nấm mốc hay loang sơn.
Ngoài ra bạn cần hết sức chú ý một số lưu ý như sau:
- Xử lý chống thấm triệt để những vị trí có khả năng xảy ra tình trạng ngấm, thấm cao như: Sàn nhà vệ sinh, đường ống nước, chân tường,…
- Ở những nơi có độ ẩm cao như bếp, bồn rửa… Nên lựa chọn vật liệu có chất lượng phù hợp: Ốp đá, sử dụng các loại sơn dễ lau chùi hoặc sơn có bóng cao và tất nhiên là sử dụng sơn lót kháng kiềm đầy đủ.
- Luôn giữ cho nhà tắm, bếp và những nơi ẩm ướt khác luôn được thông thoáng và khô ráo.
Trên đây là Kỹ thuật sơn tường nhà bị nấm mốc đúng cách do các chuyên gia chống thấm hàng đầu của Thợ Sơn Hà Nội chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ này của chúng tôi có thể giúp cho các bạn. Hiểu rõ về nguyên nhân, vị trí và phương pháp để khắc phục được tình trạng nấm mốc. Để không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp xin hãy liên hệ với chúng tôi Thợ Sơn Hà Nội: 0969716236 để được lắng nghe chuyên gia tư vấn về kỹ thuật cùng cách chọn màu sơn .. Đội ngũ chuyên gia sơn của chúng tôi sẽ giúp bạn nhanh chóng lựa chọn được màu sơn phù hợp nhất dành. Chúc bạn và gia đình sẽ có được một không gian sống lý tưởng và hoàn hảo nhất . Chúc bạn thành công