Các bước thi công trần thạch cao đúng chuẩn?
Hiện nay, trần thạch cao đang ngày càng trở nên phổ biến trong các công trình xây dựng. Trần thạch cao giúp không gian thêm sang trọng, hiện đại hơn. Vậy quá trình thi công thạch cao như thế nào là đúng tiêu chuẩn?
Các loại trần thạch cao
Hiện nay trần thạch cao có hai loại chính là trần thạch cao nổi và trần thạch cao chìm. Mỗi loại lại có tính thẩm mỹ và tính năng sử dụng khác nhau.
Trần thạch cao đem lại tính thẩm mỹ cao cho công trình
Trần thạch cao nổi
Trần thạch cao nổi còn được gọi là trần thả, với thiết kế để lộ một phần thanh xương ra ngoài. Trần nổi có ưu điểm giúp che các khuyết điểm của công trình như đường dây điện, cáp quang, ống nước… phía dưới mái tôn hoặc trần bê tông.
Trần thạch cao nổi được lắp bằng cách thả từng tấm thạch cao xuống và cố định bằng khung chữ L. Loại trần này thường được áp dụng trong các không gian như hội trường, văn phòng, nhà xưởng,…
Ưu điểm
- Trần thạch cao nổi dễ dàng thi công
- Tiết kiệm chi phí
- Dễ dàng tháo dỡ nên sẽ giúp việc sửa chữa các đường dây điện ống ngầm dễ dàng và đỡ tốn công hơn
Nhược điểm
- Trần nổi được ghép từ nhiều tấm thạch cao nhỏ. Việc ghép nối này sẽ để lộ các đường gân nối giữa các tấm thạch cao. Chúng sẽ làm giảm tính thẩm mỹ và hạn chế khả năng trang trí hoa văn.
- Trần thạch cao nổi khiến không gian mang tính chất công nghiệp cao.
Xem thêm: Không gian sống tuyệt vời cùng màu sơn đẳng cấp theo xu hướng
Trần thạch cao chìm
Trần thạch cao chìm có thiết kế ẩn toàn bộ các khung xương bên trên các tấm thạch cao. Những công trình trần thạch cao chìm có bề ngoài hoàn toàn giống với trần bê tông thông thường.
Trần chìm được kết nối bằng các khung định hình nhôm kẽm chữ U. Sau đó chúng sẽ được lắp đặt lên trần nhà bằng cách treo các tấm thạch cao bên dưới bộ khung. Trần thạch cao chìm thường được sử dụng trong các thiết kế dân dụng như phòng ngủ, phòng khách,…
Ưu điểm
- Mang lại tính thẩm mỹ cao cho không gian
- Dễ dàng trang trí họa tiết lên bề mặt trần thạch cao
- Tạo nét sang trọng và hiện đại cho căn phòng
Nhược điểm
- Chi phí lắp đặt khá cao
- Mất nhiều công sức khi sửa chữa do phải tháo dỡ toàn bộ trần
Trần thạch cao có cấu tạo gồm bộ khung xương, các tấm thạch cao và các phụ kiện đi kèm
Các bước thi công thạch cao
Thi công trần thạch cao nổi
Bước 1: Xác định cao độ và lắp thanh viền tường
Dùng máy laser để xác định cao độ treo trần thạch cao. Sau đó dùng bút chì đánh dấu vị trí của thanh viền tường. Dùng đinh thép hoặc vít nở để liên kết các thanh viền tường vào các vị trí đã đánh dấu sẵn trên tường. Nếu dùng đinh thép thì khoảng cách liên kết tối đa là 150mm. Còn nếu sử dụng vít nở thì khoảng cách tối đa là 300mm.
Bước 2: Lắp dựng kết cấu hệ khung xương trần thạch cao nổi
- Đánh dấu các vị trí đặt các bộ ty treo trên trần
- Dùng đinh thép gắn pát thép lên kết cấu trần. Khoảng cách tối đa từ tường bao đến điểm treo đầu tiên là 60cm. Khoảng cách giữa 2 thanh chính T là 120-122cm. Khoảng cách tới các điểm treo tiếp theo trên trần nhà là 100cm.
- Sử dụng thước dây để kiểm tra cao độ khoảng hở
- Đo cắt thanh thép với kích thước phù hợp để tạo bộ ty treo cho khoảng hở trần
- Gắn bộ ty treo vào từng vị trí pat thép
- Lắp thanh T chính vào bộ ty treo đã tạo
- Lắp các thanh T phụ vào thanh T chính
- Kiểm tra và căn chỉnh tăng đơ thép cho phù hợp trước khi thả tấm trần. Kiểm tra độ phẳng bề mặt khung xương với máy laser.
Bước 3: Gắn tấm thạch cao và xử lý
Gắn tấm thạch cao vào bộ khung xương đã lắp sẵn. Chú ý sử dụng bao tay khi thi công thạch cao để tránh làm bẩn tấm trần thạch cao.
Thi công trần thạch cao nổi
Thi công trần thạch cao chìm
Bước 1: Xác định cao độ trần
Sử dụng ống nivo hoặc máy laser để lấy dấu chiều cao trần. Xác định và đánh dấu vị trí thanh viền tường. Nên vạch số cao độ trần ở mặt dưới tấm trần.
Bước 2: Lắp dựng kết cấu hệ khung xương trần thạch cao chìm
Đánh dấu vị trí điểm treo cho các bộ ty treo trên kết cấu trần hiện hữu, khoảng cách tối đa từ tường bao đến điểm treo gần nhất là 400mm. Khoảng cách tới các điểm treo tiếp theo là 1000mm.
- Sử dụng khoan bê tông để khoan trực tiếp vào sàn đối với sàn bê tông. Sử dụng tacke đạn Ø8 hoặc Ø10 mm và tiren Ø8 hoặc Ø10 mm để liên kết. Lắp tiren vào tacke rồi dùng búa đóng phụ kiện này vào lỗ đã khoan sẵn trên sàn bê tông.
- Cố định thanh viền tường vào vách hay tường theo cao độ đã xác định: Bắt vít hoặc đóng đinh với khoảng cách không quá 3mm
- Xác định điểm treo ty: Đảm bảo khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1000mm; khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 400mm
- Bố trí khung trần: Tùy thuộc bề mặt trần và dòng khung sử dụng mà khoảng cách khung xương lắp đặt sẽ khác nhau, khoảng cách từ 800-1200 mm. Xương chính được liên kết với ty của điểm treo tạo ra khung dọc. Khoảng cách tối đa giữa các thanh dọc này là 1000mm. Đảm bảo các thanh xương được lắp đặt không bị vướng mắc hay gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
- Lắp đặt các thanh chính của bộ khung xương. Chú ý khoảng cách giữa các thanh sao cho phù hợp với từng loại thanh. Liên kết các thanh phụ vào thanh chính bằng các ngàm trên thanh chính. Liên kết cố định thanh chính và thanh phụ vào vách.
- Cân chỉnh khung trần sao cho ngay ngắn và bề mặt khung thật phẳng. Kiểm tra lại xem cao độ trần đã chính xác với cao độ trong bản thiết kế hay chưa.
Bước 3: Lắp đặt tấm lên khung
- Đặt tấm thạch cao lên khung, chiều dài tấm vuông góc với thanh phụ. Đặt các tấm so le với nhau. Dùng vít liên kết tấm vào khung, siết chặt để đầu vít chìm vào trong bề mặt tấm thạch cao.
- Đảm bảo khoảng cách giữa các điểm bắt vít không quá 200mm đối với cạnh tấm và không quá 300mm đối với bên trong tấm.
- Sau khi lắp đặt hoàn thiện trần thạch cao, tiến hành vệ sinh sạch sẽ khu vực thi công. Nghiệm thu và bàn giao công trình.
Những lưu ý khi thi công thạch cao
- Phải thi công thạch cao hoàn thiện các vị trí cửa và cửa sổ trước khi tiến hành thi công trần thạch cao. Cần tạm thời đóng kín các vị trí mở để tránh các tác động trực tiếp của thời tiết ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
- Cần che phủ các cấu kiện khung xương, tấm thạch cao và các phụ kiện trước khi thi công. Sắp xếp và kê đỡ chúng một cách thích hợp, không để chúng tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.
- Tìm hiểu kỹ bản vẽ thiết kế kỹ thuật của hệ thống M&E hoặc khảo sát hiện trường để nắm bắt rõ những đặc điểm của công trình. Lập bản vẽ thi công trần thạch cao để phù hợp với hệ thống M&E. Công đoạn này sẽ giúp đảm bảo yêu cầu về tính năng chịu lực, chống cháy và tính thẩm mỹ của hệ thống trần.
- Đảm bảo thi công hoàn thiện hệ thống tường thạch cao trước khi bắt tay vào thi công hệ thống trần.
- Mỗi hệ thống trần thạch cao có thể chịu được mức độ tải trọng khác nhau. Cần tìm hiểu đặc điểm của công trình để sử dụng hệ thống trần phù hợp.
- Cần tuân thủ các yêu cầu về kỹ thuật trong quá trình thi công trần thạch cao: Yêu cầu đi xương tránh lỗ đèn và các thiết bị cơ điện; Lắp đặt xương đầy đủ, nghiệm thu rồi mới bắn tấm thạch cao
trên đây là những điều bạn nên biết Các bước thi công trần thạch cao đúng chuẩn?. Mà thosonnhadep đúc kết qua những kinh nghiêm lâu năm mà người sử dụng cảm nhận. Quý khách có nhu cầu sơn nhà với chi phí hợp lý nhất. Xin liên hê SĐT: 0969.716.236 Gặp Lê Linh