Sơn lại nhà có cần sơn lót không. Sau thời gian sử dụng căn nhà của bạn có các vết xước, nứt, vết ố vàng, vết bẩn…Do thời tiết và các hoạt động thường ngày. Hay bạn đang cần tân trang lại căn nhà mới mua, hoặc muốn sơn, sửa lại căn nhà đang ở hiện tại. Nhưng lại có rất nhiều vấn đề khiến bạn băn khoăn, thắc mắc. Hãy cùng THỢ SƠN HÀ NỘI làm rõ những thắc mắc của bạn nhé.
THAM KHẢO THÊM: Sơn nội thất chống mốc – Giải pháp và Quy trình sơn nội thất chống nấm mốc hiệu quả
Sơn lót là gì?
Sơn lót (Hay còn gọi là Primer) là lớp sơn sử dụng công thức đặc biệt. Được dùng để phủ lên bề mặt vật liệu trước khi tiến hành các bước sơn phủ hoặc sơn màu. Sơn lót giúp cho bề mặt có độ bám dính tốt hơn và hỗ trợ lớp sơn chuyển tiếp bám chặt vào bề mặt vật liệu.
Vai trò của sơn lót đối với công trình
Như đã nói trên, sơn lót đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với công trình của bạn. Cùng điểm qua một số vai trò nổi bật sau nhé!
- Hạn chế hiện tượng bong tróc sơn: Có thể ví sơn lót như một lớp sơn băng dính hai mặt. Dùng để gắn kết bề mặt với lớp sơn chuyển tiếp. Nhờ đó mà nó có thể hạn chế được hiện tượng bong tróc sơn.
- Kháng khuẩn, chống nấm mốc: Do khí hậu và thời tiết của nước ta thường bị nồm ẩm. Do đó, tường thường có độ ẩm cao hoặc bị nấm mốc. Làm cho xuất hiện hiện tượng nấm mốc và gây mất thẩm mỹ cho bề mặt tường. Sử dụng sơn lót sẽ có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm mốc và giúp cho cấu trúc bề mặt sơn luôn đẹp.
- Nâng cao chất lượng bám dính: Sơn lót có tác dụng nổi bật trong việc kháng kiềm (hiện tượng thường xuất hiện trong lớp vôi và xi măng). Khi bề mặt càng ẩm ướt thì tính kiềm càng cao. Càng dễ gây phá vỡ cấu trúc lớp sơn, làm cho sơn phủ bị phấn hóa, loang lổ hoặc ố vàng. Khi sử dụng lớp sơn lót thì có thể phủ kín bề mặt có tính kiềm, nâng cao chất lượng bám dính cho lớp sơn phủ.
- Tạo độ bóng, mịn và đều màu cho lớp sơn: Lớp sơn lót có tác dụng làm tăng cường độ dày của lớp sơn. Tạo độ bóng, mịn để lớp sơn phủ đã có bề mặt ổn định. Do đó làm cho màu sơn được đẹp và đều màu hơn.
Sơn lại nhà có cần sơn lót không?
Với kinh nghiệm lâu năm và là chuyên gia trong lĩnh vực sơn nhà của sơn Duplex thì lời khuyên mà chúng tôi dành cho bạn là nên sử dụng sơn lót khi sơn lại nhà bạn nhé!
Đối với trường hợp tường nhà còn mới
Bạn không cần thiết phải sử dụng sơn lót mà có thể sơn màu trực tiếp sau khi đã vệ sinh bề mặt tường. Tuy nhiên nếu bạn có điều kiện và muốn bảo vệ tốt cho ngôi nhà của mình thì chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng 1 lớp sơn lót để bảo vệ tường lâu dài, ngoài ra còn giúp lớp sơn phủ màu mịn và đẹp hơn.
Trường hợp tường nhà cũ bị bong tróc
Khi đó lớp sơn cũ bị bong tróc là do tường của bạn đã cũ dẫn đến bị thấm và kiềm hóa ảnh hưởng đến lớp sơn. Do đó chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng sơn lót. Sơn lót có nhiều tác dụng khác nhau như sử dụng phía dưới lớp sơn màu giúp tạo độ chắc cho, tạo màu, tăng tuổi thọ của sơn… Vậy nên, sơn lót vô cùng quan trọng và bạn không nên bỏ nó khi tường nhà bạn quá cũ.
>>> Các bạn có thể tham khảo bài viết: Cách sử dụng sơn lót chống kiềm đúng kĩ thuật đúng tiêu chuẩn
Quy trình sơn lại nhà cũ
Bước 1: Che chắn lại đồ đạc trước khi sơn lại nhà cũ
Di chuyển, che chắn các đồ đạc trong nhà ra khỏi khu vực cần sơn
Phủ kín sàn nhà, đồ nội thất và phần còn lại của bề mặt bằng bạt hoặc các loại giấy báo cũ tránh sơn bám vào
Dán lại các công tắc, ổ cắm điện, khung cửa sổ, những viền trang trí bằng băng dính
Bước 2: Vệ sinh bề mặt cần sơn
1. Xử lý bề mặt tường còn mới
Việc vệ sinh bề mặt tường còn mới sẽ đơn giản hơn so với tường cũ bị bong tróc. Điều bạn cần làm đó là quét sạch lớp bụi bẩn, dùng giẻ lau, chổi lông gà để lau lại một lượt bề mặt tường trước khi sơn.
2. Xử lý bề mặt tường cũ bong tróc
Đối với tường cũ bị bong tróc bạn nên dùng bàn chải sắt, bàn ủi để cạo sạch. Tiếp đó bạn đừng quên xử lý chống thấm và bả vá lại tường để tường bằng phẳng hơn nhé.
Bước 3: Tiến hành sơn lót
Dùng chổi sơn hoặc con lăn thi công 1 đến 2 lớp sơn lót chống kiềm.
Mỗi lớp sơn phải đảm bảo cách nhau từ 1-2h để đảm bảo độ khô cần thiết.
Cũng có thể pha thêm 10% nước sạch (là dung môi) theo thể tích trước khi thi công. Việc pha thêm dung môi (nước) nhằm gia tăng độ phủ tối đa và giúp cho việc thi công được dễ dàng hơn.
Bước 4: Sơn phủ màu
Sơn màu lần 1:
- Sau khi thi công sơn kiềm 2h có thể tiến hành thi công sơn màu lần 1.
- Dụng cụ thi công có thể là cọ hoặc lu sơn
- Trước khi thi công sơn màu nên pha loãng với 10% dung môi (nước sạch). Theo thể tích để đạt độ phủ tối đa và thuận lợi cho việc thi công.
- Tiến hành sơn màu lần 1.
- Sau khi sơn màu lần 1 nếu còn các khiếm khuyết của các khâu thi công trước và cho sửa trước khi sơn màu hoàn thiện lần cuối.
Sơn màu lần 2 để hoàn thiện:
- 02h sau khi sơn lần 1 ta cho tiến hành sơn hoàn thiện lần cuối.
- Dụng cụ cần thi công tương tự lần 1, vì là nước sơn hoàn thiện nên cần thi công cẩn thận.
- Khi tiến hành sơn xong, có thể dùng bóng điện chiếu rọi vào tường và quan sát. Nếu thấy sơn phủ đều, không để lại vết và bề mặt tường sáng đều là đạt.
Việc thi công lớp sơn phủ màu là bước cuối cùng để hoàn thiện vẻ đẹp của ngôi nhà. Nếu bạn đã sơn sửa lại nhà chúng tôi khuyên bạn không nên sử dụng lại màu sơn cũ. Vì sẽ khiến cho ngôi nhà không có sự mới mẻ và bạn sẽ cảm thấy nhàm chán.
Vì vậy lời khuyên chúng tôi dành cho bạn đó là nên sơn màu mới và bạn có thể tham khảo. Những ý tưởng sơn tường độc và đẹp bạn nên thử để đem đến sự tươi mới cho ngôi nhà bạn nhé!
Do bề mặt tường cũ, yếu nên khi lựa chọn sản phẩm để thi công. Bạn cần tìm hiểu kỹ để chọn được loại sơn tốt nhất . Mong rằng với những chia sẽ Sơn lại nhà có cần sơn lót không trên đây. Bạn sẽ khoác thêm cho căn nhà mình một “lớp áo” hoàn hảo.
Nếu bạn một đơn vị thi công uy tín và chuyên nghiệp hãy liên hệ với THỢ SƠN HÀ NỘI: 0969716236 để được đội ngũ kỹ thuật tư vấn trực tiếp. Chắc chắn THỢ SƠN HÀ NỘI sẽ không làm bạn thất vọng !