Sơn PU được biết đến là loại sơn có tính năng bảo vệ, đánh bóng. Tạo màu cho gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp một cách bóng đẹp nhất. Sơn phủ PU đã dần dần thay thế cho cách đánh bóng vecni đồ gỗ như trước đây. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực sơn, Thosonnhadep sẽ đem đến những thông tin cơ bản về dòng sơn phủ PU trong bài viết dưới đây. Mời các bạn theo dõi:
Tham khảo thêm: Sơn kim loại hệ nước Ưu điểm và Quy trình thi công
Sơn PU là gì?
Sơn PU tiếng Anh có nghĩa là Polyurethane, một loại polymer có khá nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Sơn PU có hai dạng tồn tại chính là dạng cứng và dạng foam. Được dùng làm vecni để đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ như: Bàn ghế, cửa gỗ… Ngoài ra, ứng dụng của foam được dùng để bảo vệ và vận chuyển các thiết bị, dụng cụ dễ vỡ.
Hiểu theo nghĩa thông dụng và dễ hiểu nhất, các bạn có thể nói rằng. Sơn PU là loại sơn có chức năng tăng cường bảo vệ, đánh bóng. Tạo màu và bảo vệ độ tự nhiên của màu gỗ, vân gỗ một cách mịn màng và bóng đẹp nhất.
Có 2 dạng sơn PU chính có thể kể đến là dạng foam và dạng cứng:
- PU dạng foam: Đây là loại được sử dụng để làm các tấm mút đệm xốp. Có trong vật liệu cách âm, cách nhiệt hoặc làm ghế ngồi xe hơi cao cấp. Ngoài ra, ứng dụng của PU dạng foam được dùng để bảo vệ, vận chuyển các thiết bị và dụng cụ dễ vỡ.
- PU dạng cứng: Đây chính là nguồn nguyên liệu chính cho vật liệu sơn để làm vecni đánh bóng gỗ. Giúp sản phẩm có màu sắc đẹp mắt và không chịu tác động bên ngoài.
Thành phần hoàn chỉnh của một lớp sơn PU
Sơn PU có thể thực hiện đầy đủ chức năng bảo vệ và làm đẹp thì chúng cần được thực hiện đầy đủ 3 lớp sau:
- Sơn lót: Sau khi đánh bóng gỗ bằng giấy nhám và làm sạch bề mặt thì ta cần có một lớp sơn lót. Để trá vào những chỗ lõm hoặc che đi những khuyết điểm có trên gỗ. Công dụng chính của lớp sơn này là làm phẳng bề mặt. Che khuất các khuyết điểm trên bề mặt gỗ để sơn đẹp hơn.
- Sơn màu: Đây là bước tiếp theo để tạo nên màu sắc cho sản phẩm sử dụng sơn PU. Bạn cần phải dựa vào chất liệu gỗ và yêu cầu của khách hàng mà chọn loại màu sao cho phù hợp. Đa phần mọi người thường chọn các loại sơn sao cho làm nổi bật các đường vân và màu sắc tự nhiên của gỗ.
- Sơn bóng: Đây là lớp ngoài cùng giúp bảo vệ màu sắc, đánh bóng bề mặt và tạo sự sức hút cho sản phẩm. Ngoài ra, khi lớp sơn này khi khô lại có bề mặt khá cứng, có khả năng kháng nước và mối mọt tốt.
Một số ưu điểm nổi bật của sơn phủ PU
Sơn phủ PU có độ bám dính tốt, giúp cho bề mặt gỗ luôn được phẳng mịn, bóng đẹp. Sơn phủ PU có độ bền uốn rất tốt, mang lại vẻ đẹp tự nhiên vật liệu làm bằng gỗ. Sơn không phai màu, chịu được sự thay đổi của thời tiết, chống ố vàng, sở hữu nhiều màu sắc tươi đẹp, độ bóng cao
Sơn phủ PU nhanh khô còn giúp các bạn tiết kiệm được thời gian và công sức. Đặc biệt, sơn phủ PU rất dễ sử dụng vì vật bạn hoàn toàn có thể tự pha chế và sơn mà không tốn tiền thuê thợ bên ngoài.
Thi công sơn phủ PU như thế nào cho an toàn và đúng chuẩn?
1. Cách pha chế sơn phủ PU đúng chuẩn
Pha màu: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu (gia giảm tinh màu cho phù hợp)
Pha bóng: 2 bóng + 1 cứng + xăng (gia giảm cho phù hợp)
2. An toàn khi sơn phủ PU
– Khuấy kỹ trước khi sử dụng
– Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, tránh tiếp xúc với da và mắt
– Tránh hít thở trực tiếp và tránh xa khu vực sơn trong khi sơn
– Đóng thật kỹ thùng sau khi sử dụng
Trên đây là các thông tin về sơn PU, hi vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu hơn về sơn PU, cách sơn cũng như cách tẩy sơn tại nhà đơn giản. Nếu bạn đang có nhu cầu sơn sửa nội thất bằng sơn PU và cần tìm hiểu cụ thể hơn, hãy liên hệ đến chúng tôi qua Hotline thosonnhadep: 0969.716.236 LÊ LINH để được lắng nghe chuyên gia tư vấn chọn màu sơn miễn phí.. Đội ngũ chuyên gia sơn của chúng tôi sẽ giúp bạn nhanh chóng lựa chọn được màu sơn phù hợp nhất dành cho bạn.