Sơn tường cũ và mới cần xử lý những gì?

 Sơn tường cũ và mới cần xử lý những gì?

Sơn tường cũ và mới cần xử lý  Trong bài viết trước, Thợ sơn nhà đẹp đã giải đáp 3 thắc mắc đầu tiên về sơn mà khách hàng phản hồi. Và trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin tiếp tục gửi đến một đọc một số câu hỏi đã được chọn lọc kèm theo lời giải đáp chi tiết nhất về hướng dẫn xử lý tường mới và cũ trước khi sơn. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Xem thêm: Sơn lại tường dán giấy cần xử lý những gì?

 CÁCH XỬ LÝ CHO BỀ MẶT TƯỜNG MỚI TRƯỚC KHI THI CÔNG SƠN NHƯ THẾ NÀO?

– Bề mặt tường mới phải đảm bảo được quá trình đóng cứng, để tối thiểu 7 ngày mới trét bột.

– Bề mặt phải được làm sạch trước khi trét nhằm loại bỏ các vữa thừa trên bề mặt, các chất bụi bẩn hoặc là các tạp chất khác cũng đều phải được loại bỏ.

+ Phải bảo đảm cho bề mặt không bẩn, không bị phấn hoá hay bị dính các tạp chất khác. Bề mặt được bả mastic, để khô sau đó dùng giấy nhám chà cho phẳng mặt.

+ Dùng chổi cọ quét sạch bề mặt. Nếu như bề mặt bị bụi bẩn nhiều thì có thể dùng khăn ướt lau sạch bề mặt hay dùng rulô nhúng nước lăn lên, để khô rồi tiến hành sơn.

Sơn tường cũ và mới cần xử lý
Sơn tường cũ và mới cần xử lý

 CÁCH XỬ LÝ CHO BỀ MẶT TƯỜNG CŨ TRƯỚC KHI THI CÔNG SƠN NHƯ THẾ NÀO?

a/ Bề mặt quét vôi

– Dùng bàn chải sắt và bàn sủi chà sạch lớp vôi trên bề mặt.

– Dùng nước hay chổi làm sạch để làm sạch bề mặt còn bám bụi sau khi chà.

– Nếu bề mặt bị nấm mốc thì dùng dung dịch chống mốc để quét lên bề mặt

– Để khô rồi bả bột lên. Chà nhám cho phẳng và làm sạch bề mặt trước khi tiến hành sơn.

b/ Bề mặt có sơn
– Nếu như bề mặt sơn tốt, lớp sơn cũ còn tốt không bị bong tróc: Chà nhám sơ trên bề mặt để làm sạch các vết bẩn ở trên bề mặt. Làm sạch bề mặt sau khi chà nhám và có thể tiến hành sơn.

– Nếu lớp sơn cũ không còn được tốt, bị bong tróc hay bị phấn hoá, hãy loại bỏ các lớp tróc của sơn cũ. Chà toàn bộ bề mặt kể cả phần còn bám chắc.

– Phần bị bong tróc, phấn hoá

– Dùng giấy nhám chà cho phẳng bề mặt

– Thổi sạch bằng khí

– Lấy khăn ướt lau sạch

– Để khô trước khi sơn

Sơn tường cũ và mới cần xử lý
Sơn tường cũ và mới cần xử lý

Nếu như bề mặt bị tróc cả bột và sơn thì cần phải sủi hết lớp bột bị tróc rồi sau đó bả mastic lại.

Phần bị nấm mốc:

– Dùng dung dịch tẩy clorine để chà rửa những phần nấm mốc

– Dùng bàn chải nylon cứng để chà rồi rửa sạch lại bằng nước

– Để khô trước khi sơn

Lưu ý: Trong khi thực hiện công việc này thì phải đeo kính bảo vệ mắt, đeo khẩu trang và đeo găng tay cao su.

 CÁCH XỬ LÝ CHO BỀ MẶT SÀN BÊ TÔNG TRƯỚC KHI THI CÔNG SƠN NHƯ THẾ NÀO?

– Sàn bê tông chỉ được thi công sau khi bảo đảm thời gian đóng cứng tối thiểu là 28 ngày

– Loại bỏ các tạp chất: vữa hồ, bụi bẩn,… ở trên bề mặt

– Sửa chữa các khuyết tật trên bề mặt

– Để làm tăng độ bám dính bề mặt dùng acid HCl từ 5-10% để tẩy bề mặt

– Để bề mặt khô trước khi dùng sơn chống thấm trần nhà.

cach-xu-ly-cho-be-mat-tuong-truoc-khi-son-3
Sơn tường cũ và mới cần xử lý

 CÁCH XỬ LÝ CHO BỀ MẶT SÀN GỖ TRƯỚC KHI THI CÔNG SƠN NHƯ THẾ NÀO?

* Bề mặt mới

– Chà các phần nhám và góc

– Nếu bề mặt bị dính dầu mỡ thì tẩy sạch bằng dung môi

– Lấp các khuyết tật của gỗ và trám các lỗ trên bề mặt.

* Bề mặt cũ, đã sơn

– Rửa sạch vết bẩn và vết dầu mỡ dính trên bề mặt bằng xà bông

– Loại bỏ lớp sơn cũ bị bong tróc.

– Chà nhám tạo ra bề mặt phẳng mịn.

trên đây là những điều bạn nên biết Sơn tường cũ và mới cần xử lý những gì? . Mà thosonnhadep đúc kết qua nhưng kinh nghiêm lâu năm mà người sử dụng cảm nhận. Quý khách có nhu cầu sơn nhà với chi phí hợp lý nhất. Xin liên hê SĐT: 0969.716.236 Gặp Lê Linh

Thợ Sơn Nhà Đẹp

Nhà thầu Linh sơn chuyên nhần thi công sửa chữa sơn bả đóng trần thạch cao quét vôi ve. Với đội ngũ chuyên nghiệp có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực sơn bả. Với khẩu hiệu “ Tận tâm với nghề ”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *